Một số biến thể của chè Ô Long, bao gồm cả những loại sản xuất ở dãy núi phía bắc Phúc Kiến Vũ và ở vùng núi trung tâm của Đài Loan, trong số các loại trà nổi tiếng nhất Trung Quốc

  2.9.
 Hồi ẩm.
– Tiếp tục tạo điều kiện cho quá trình sinh hóa xảy ra tạo hương, vị trà.
– Sau khi sấy dẻo, trà được rải đều ra nong. Thời gian 4 tiếng đến lúc độ ẩm toàn bộ mẻ trà đạt được mức đồng đều.
  2.10. Sao trà.
– Trà dẻo, hạn chế tỷ lệ trà nát ở các công đoạn sau.
– Trà được cho vào máy sao lăn với thời gian 6 – 8 phút, nhiệt độ thành thùng 200 – 220oC.
  2.11. Vò cuốn cầu (quả bóng).
– Trà được cho vào túi vải dai, sạch, chịu lực cuốn nén lại thành khối hình cầu, 6 – 7 kg/quả.
– Các quả cầu được đặt dưới mâm vò, vừa vò vừa nén chạy vòng tròn. Thời gian vò 10 – 12 phút.
  2.12. Làm tơi.
Trà sau khi vò cầu được đưa vào máy sàng tơi.
* Công đoạn 2.10 – 2.11 – 2.12 được lặp lại 8 – 10 lần, thậm chí 14 – 15 lần,  đến khi trà đạt được trạng thái chuẩn hình viên tròn.
  2.13. Phân loại.
Phân loại thủ công tách trà thành 3 loại: Trà tiêu chuẩn – bồm – cám.
  2.14. Sấy khô.
– Thủy phần của trà bị giảm xuống mức 3 – 4%, ổn định các chỉ tiêu hương, vị của trà.
– Sử dụng hơi nóng của máy sấy để làm khô trà, nhiệt độ từ 100 – 105oC. Sấy 3 lần, thời gian sấy từ 3 – 4 tiếng.
  2.15. Bảo quản.
Trà sấy xong được bảo quản trong thùng chuyên dùng với lớp nilon + lớp giấy nhôm.
  2.16. Đóng gói.
Tùy theo yêu cầu thị trường mà đóng gói lớn 5 – 8 – 10 – 15 – ….  kg/bao lớn cho xuất khẩu, hoặc 100 – 200 – 250 – 500 gam/túi – …  thương phẩm, qua máy đóng gói hút chân không.
* Tổng thời gian toàn bộ quy trình chế biến trà Ô Long từ 36 – 48 tiếng.