Bằng phương pháp chọn tạo khác nhau, Viện Nghiên cứu Chè đã chọn  ra  một số giống mới, đã và đang góp phần tích cực làm tăng năng suất và cải thiện chất lượng chè Việt Nam.
   3. Đặc điểm cơ bản của một số giống chè chọn lọc.
   3.1 Giống chè PH1.
      Giống chè PH1 thuộc biến chủng Assamica được chọn lọc từ năm 1965, đến 1972 báo cáo nghiên cứu giống được Hội động Khoa học Bộ thông qua và được Bộ Nông nghiệp cho phép khảo nghiệm. Đến năm 1985 giống PHđược công nhận giống quốc gia và được cấp bằng sáng chế tập thể tác giả (Trần Thanh, Nguyễn Văn Niệm, Đỗ Ngọc Quỹ,).
Hiện nay, giống PH1 có năng suất cao nhất trong số những giống chè đã trồng ở Việt Nam. Tại thí nghiệm so sánh giống ở Viện Nghiên cứu Chè, trồng năm 1970, thu hoạch từ 1973 – 1984, năng suất trung bình đạt 20,31 tấn/ha, năm 1984 đạt 25 tấn/ha. Trong khi đó giống Trung Du đối chứng đạt bình quân 12 tấn/ha. Cho đến nay diện tích chè PH1 toàn quốc có hàng vạn ha. Năng suất ở tất cả các vùng đều cao vượt trội hơn rất nhiều các giống địa phương.
       Qua khảo nghiệm nhiều năm tại vùng sinh thái khác nhau cho thấy PH1 búp to, non lâu, hàm lượng Chlorophyl cao nên chế biến chè xanh có vị đắng,  không được thị trường ưa chuộng. Nguyên liệu giống PH1 chế biến chè đen mặt hàng to hơi thô, cánh xoăn chắc, bã kém tươi, chất lượng được đánh giá ở mức trung bình khá, đáp ứng được cho nhu cầu xuất khẩu.
Giống PHcó khả năng thích ứng rộng, chịu mức độ thâm canh cao. Chống chịu sâu bệnh khá, nhất là đối với rầy xanh. Khoảng tháng 8 – 9 hàng năm, độ ẩm không khí cao giống này thường hay bị bệnh thối búp. Bộ rễ giống PH1 khoẻ, ăn sâu, lượng lông hút lớn, nên chịu hạn khá hơn các giống khác.
       Giống PHdễ giâm cành, hệ số nhân giống cao, 1 ha chè 4 – 5 tuổi có thể sản xuất 3 – 4 triệu hom. Nhiều năm giâm cành đạt tỷ lệ xuất vườn khá 70 – 80%. Hom mầu xanh lá bánh tẻ giâm cành có tỷ lệ xuất vườn cao, hom nâu, nhỏ tỷ lệ kém hơn.